THỜI GIAN THÁO DỠ CỐP PHA HỢP LÝ
Cốp pha là phần rất quan trọng trong các công trình thi công, cốp pha tiêu chuẩn bảo đảm độ cứng, tạo sự ổn định cho kết cấu của cốp pha. Việc sử dụng cốp pha có tác dụng tạo những miếng ghép khép kín và khít lại với nhau như vậy không làm mất nước xi măng trong quá trình đổ bê tông đồng thời nó có tác dụng bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác dụng của thời tiết khắc nghiệt khác nhau.

tháo dỡ cốp pha
Trong thực tế thi công xây dựng, công việc lắp đặt tháo dỡ cốp pha rất quan trọng. Nhưng vấn đề này một số người vẫn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của nó mà lơ là và thiếu kinh nghiệm trong công việc tháo dỡ cốp pha mà chủ yếu thực hiện công việc này dựa trên những kinh nghiệm thực tế. Những tiêu chuẩn, thời gian tháo dỡ cốp pha và các kỹ thuật cơ bản sẽ được chia sẻ bởi bài viết dưới đây.
Những tiêu chuẩn cần có khi tháo dỡ cốp pha.
– Cốp pha chỉ được tháo dỡ khi kết cấu bê tông đạt đến một cường độ cần thiết để thiết bị có thể chịu được trọng lượng của chính bản thân và các tải trọng tác động khác trong các công việc thi công tiếp theo. Việc tháo dỡ cốp pha chúng ta cần tránh không gây hiệu ứng đột ngột và xảy ra sự va chạm làm ảnh hưởng hư hại đến trạng thái bê tông. Các bộ phận cốp pha khi không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn chắc như vậy chúng ta tiến hành tháo dỡ bê tông đạt cường độ trên 50N/cm2…
– Với những cốp pha có khả năng chịu lực được kết cấu của bê tông như đáy dầm, sàn thi công, cột chống, nếu không có sự hướng dẫn cũ thể, đặc biệt đối với các thiết kế khác biệt thì công việc tháo dỡ bê tông phải đạt theo giá trị cường độ như bên dưới đây:
KẾT CẤU BÊ TÔNG | CƯỜNG ĐỘ TỐI THIỂU BÊ TÔNG CẦN ĐỂ THÁO DỠ CỐP PHA | THỜI GIAN BÊ TÔNG THÁO DỠ VÀ BẢO TRÌ BÊ TÔNG |
Dầm có khẩu độ nhỏ hơn 2m | 50% | 7 ngày |
Dầm có khẩu độ từ 2- 8m | 70% | 10 ngày |
Dầm có khẩu độ lớn hơn 8m | 90% | 23 ngày |
BẢNG TẢI TRỌNG TIÊU CHUẨN CỦA CỐP PHA
Các tải trọng tiêu chuẩn | Hệ số vượt tải |
1. Khối lượng thể tích của cốp pha đà giáo
2. Khối lượng thể tích của bê tông và cốt thép 3. Tải trọng do người và phương tiện vận chuyển 4. Tải trọng đo đầm chấn động 5. áp lực ngang của bê tông 6. Tải trọng do chấn động khi đổ bê tông vào cốp pha |
1,1
1,2 1,3 1,3 1,3 1,3 |
– Kết cấu ô văng, công – xôn và sê nô chỉ được tháo cây chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông ở mức đạt độ tiêu chuẩn và đã có đối trọng để chống lật.
Nói chung khi thời gian tháo dỡ cốp pha cần phải được tính toán chính xác theo tiêu chuẩn bê tông đã đạt hay chưa, các loại kết cấu và đặc trưng về tải trọng của cốp pha để tránh được những vết nứt và các yếu tố khác hư hỏng khác đối với kết cấu. Chỉ cần tháo dỡ khi xem xét khối lượng bê tông đạt đạt được cường độ thiết kế theo quy định. Cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn trong xây dưng và thi công và tháo dỡ cốp pha để giúp công trình đạt được chất lượng như mong muốn.
Đối với các loại bê tông cột và bê tông móng thì có thể tháo được bởi vì nó là các cấu kiện có thiết kế chịu nén mà các loại cốp pha chỉu chịu được lực ngang của bê tông khi chưa được đông cứng do đó khi bê tông cứng thì mới tháo ra được. Còn đối với bê tông sàn thì tuyệt đối không được tiến hành như thế.
Sau đây là bảng tổng hợp yếu cầu về tiêu chuẩn của bê tông trước khi tháo dỡ cốp pha
Các yêu cầu kiểm tra chất lượng bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4453 : 1995
Đối tượng kiểm tra | Phương pháp kiểm tra | Mục đích | Tần số kiểm tra |
1 | 2 | 3 | 4 |
1. Vật liệu | |||
Xi măng | Xem phiếu giao hàng | phù hợp với đơn đặt hàng | Mỗi lần giao hàng |
Thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý theo TCVN 4029 : 1985 | Phù hợp với TCVN 2682 : 1992 | Theo điều 4.2.4. | |
Cốt liệu | Xác định độ bền thành phần hạt và độ bền của cốt liệu theo tiêu chuẩn hiện hành | Phù hợp với TCVN 1771 : 1986 (đá, sỏi) và TCVN 1770 : 1986 (cát) | – Lần giao hàng đầu tiên
– Khi có nghi ngờ – Khi thay đổi cốt liệu |
Phụ gia và chất độn | Xem phiếu giao hàng | Phù hợp với đơn đặt hàng | Mỗi lần giao hàng |
Thí nghiệm mẫu bê tông có phụ gia (hoặc chất độn) | Phù hợp với yêu cầu kỹ thuật | Khi có nghi ngờ | |
Nước | Thí nghiệm phân tích hóa học | Nước không có các chất độc hại, phù hợp với | Khi không dùng nước sinh hoạt công cộng. |
TCVN 4506 : 1987 | Khi có nghi ngờ, khi thay đổi nguồn nước | ||
2. Thiết bị | |||
Máy trộn đơn chiếc | Các thông số kỹ thuật | Không có sự cố khi vận hành | Trước khi sử dụng sau đó theo định kỳ |
Hệ thống trạm trộn | |||
Thiết bị cân đong xi măng | Các thông số kỹ thuật | Đảm bảo độ chính xác theo quy định | Trước khi sử dụng, sau đố theo định kỳ |
Thiết bị cân đong cốt liệu | |||
Thiết bị cân đọng phu gia chất độn | |||
Thiết bị và dụng cụ lấy mẫu thí nghiệm | Bằng các phương tiện kiểm tra thích hợp | Đảm bảo độ chính xác theo quy định | Mỗi lần sử dụng |
Thiết bị dụng cụ thử độ sụt | |||
Thiết bị vận chuyển và máy đầm bê tông | Các thông số kỹ thuật | Không có sự cố khi sử dụng | Trước khi sử dụng sau đó theo định kỳ. |
3. Hỗn hợp bê tông trộn trên công trường | |||
Độ sụt | Kiểm tra độ sụt theo TCVN 3106 : 1993 | So sánh với độ sụt quy định | Lần trộn đầu tiên và theo quy định của điều 7.1.5. |
Độ đồng nhất của bê tông | So sánh các mẫu thử lấy từ các mẻ trộn khác nhau | Để đánh giá sự đồng đều của hỗn hợp bê tông | Khi có nghi ngờ |
Độ chống thấm nước | Thí nghiệm theo TCVN 3116 : 1993 | So sánh với độ chống thấm nước quy định | Theo quy định của thiết kế |
Cường độ nén | Thử mẫu theo TCVN 3118 : 1993 | So sánh với cường độn kéo quy định | Theo quy định của điều 7.1.7. |
Cường độ kéo khi uốn | Thử mẫu theo TCVN 3119 : 1993 | So sánh với cường độ kéo quy định | – Khi cần thiết
– Theo hợp đồng |
4. Hỗn hợp bê tông trộn sẵn sử dụng trên công trường | |||
Hỗn hợp bê tông | Bằng mắt | So sánh với trạng thái thông thường | Mỗi lần giao hàng |
Cường độ nén | Thử mẫu theo TCVN 3118 : 1993 | So sánh với cường độ nén quy định | Theo quy định của điều 7.1.7. |
Cường độ kéo khi uốn | Thử mẫu theo TCVN 3119 : 1993 | So sánh với cường độ kéo quy định | – Khi cần thiết
– Theo hợp đồng |
5. Quá trình trộn, tạo hình và bảo dưỡng | |||
– Tỷ lệ pha trộn vật liệu
– tỷ lệ N/X |
Bảng thiết bị đo lường (tại nơi trộn) | – Đảm bảo tỷ lệ trộn theo quy định.
– Tỷ lệ N/X không đổi |
Lần trộn đầu tiên sau đó theo thời gian thích hợp |
Quy trình trộn | Đo lường vật liệu, thời gian trộn | Đảm bảo độ chính xác theo bảng 12, đảm bảo thời gian trộn theo quy định. | |
Vận chuyển hỗn hợp bê tông | Đánh giá độ sụt và độ đồng nhất (tại nơi đổ bê tông) | Hỗn hợp bê tông không bị phân tầng, đảm bảo độ sụt quy định | Mỗi lần vận chuyển |
Đổ bê tông | Bằng mắt | Đảm bảo quy trình kỹ thuật theo 6.4. | Mỗi lần đổ bê tông |
Đầm bê tông | Bằng mắt | Bê tông được đầm chặt theo điều 6.4.14 | Mỗi lần đầm bê tông |
Thời gian đầm | Đảm bảo thời gian quy định | ||
Bảng 19 – (Kết thúc) | |||
1 | 2 | 3 | 4 |
Bảo dưỡng bê tông | Bằng mắt | Phù hợp với TCVN 5592 : 1991 | Mỗi kết cấu |
Tháo dỡ cốp pha đà giáo | Thời gian và cường độ bê tông khi tháo cốp pha đà giáo | Phù hợp với điều 3.6.2 và bảng 3 | Mỗi kết cấu |
Các khuyết tật | Bằng mắt | Được sửa chữa đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật | Mỗi kết cấu |
6. Bê tông đã đông cứng | |||
Bề mắt kết cấu | Bằng mắt | Không có các khuyết tật | Mỗi kết cấu |
Độ đồng nhất | Theo 20 TCN 17 : 1989 | Xác định độ đồng nhất thực tế | – Khi có nghi ngờ
– Khi thử mẫu không đạt cường độ – Số lượng mẫu thử không đủ theo quy định |
Cường độ nén của bê tông | Dùng súng bật nẩy va siêu âm theo 20 TCN 171 : 1989 | So sánh với cường độ nén quy định | |
Khoan lấy mẫu từ kết cấu | Xác định cường độ thực tế | ||
Kích thước | Bằng các phương tiện đo thích hợp | Trị số sai lệch theo bảng 20 | Khi có nghi ngờ |
Vậy công tác tháo dỡ cốp pha chúng ta nên dựa vào bảng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4453 : 1995 chúng tôi giới thiệu ở phần trên, chỉ khi nào chất lượng của cốp pha đạt chuẩn chúng ta mới có thể công việc tháo dỡ. Chúng ta chỉ được tháo dỡ cốp pha khi bê tông chi các kết cấu, cấu kiện đạt được tiêu chuẩn nhất định chịu được tải trọng của bản thân cũng như tải trọng của những vật khác tác động lên, không được tháo lắp đột ngộ gây ra những hiệu ứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến kết cấu bê tông. Hoặc có thể tháo dỡ bê tông khi cường độ đạt 50% cường độ thiết kế theo tiêu chuẩn.
Về nguyên tắc tháo dỡ cốp pha yêu cầu cốp pha không chịu được lực thì được tháo trước nhưng thực tế không thể thực hiện công tác tháo trước tháo sau như trên được, cái nào dễ bảo đảm an toàn thì được tháo trước như tháo sàn -> tháo nêm -> tháo ván khuôn -> tháo dỡ hệ cây chống -> tháo ván khuôn dầm phụ -> tháo ván thành -> tháo ván đáy -> tháo ván khuôn dầm chính -> tháo ván thành -> tháo ván đáy. Trên thực tế việc thực hiện tháo dỡ cốp pha được thực hiện theo phương pháp lắp trước tháo sau và lắp sau tháo sau.
Vậy yêu cầu chính khi tháo dỡ mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý đó là khi bê tông đã đông cứng tiêu chuẩn cường độ của thiết kế thì chúng ta mới bắt đầu tháo dỡ cốp pha. Trong việc tháo dỡ cần những công nhân lành nghề kỹ thuật cao, cẩn thân tỷ mỹ. Vì sản phẩm cẩn chất lượng và tính thẩm mỹ cao.
Trong cuộc sống hiện đại có nhiều kinh nghiệm giúp con người ta ứng dụng vào thưc tế nhưng không phải công việc nào cũng dựa hết vào những kinh nghiệm vốn có, mà phải dựa vào những tiêu chuẩn và kỹ thuật để đam lại sự hiệu quả. Chúng tôi hy vọng bài viết trên giúp các bạn thành công hơn trong công việc.